Error message

Deprecated function: implode(): Passing glue string after array is deprecated. Swap the parameters in drupal_get_feeds() (line 394 of /home3/thanhkin/public_html/hoptinhhoply.org/includes/common.inc).

Chào mừng quý đọc giả!

Quý vị đang viếng thăm trang nhà Hợp Tình Hợp Lý. Đây là nơi quý vị sẽ tìm thấy những bài viết bàn về những vấn đề khoa học, triết lý, phong tục và tôn giáo. Có thể có những bài động chạm đến những điều quý vị tin lâu nay và làm quý vị phật lòng. Tuy nhiên, xin quý vị đừng bỏ đi vội mà tốn chút thì giờ đọc chúng. Có thể một trong các bài này đem đến cho quý vị một cuộc cách mạng tâm linh và nhờ đó quý vị trở lại thờ phượng Đấng Tạo Hóa chăng? 

Chủ bút: Tiến sĩ Lê Anh Huy

Chúa trở thành người

Trên thế giới có nhiều tôn giáo khác nhau. Niềm tin của mỗi tôn giáo cũng khác nhau. Ai cũng tin rằng con đường mình đang đi là đúng nhất và không chịu tìm hiểu niềm tin của người khác. Niềm tin tôn giáo là vấn đề nhạy cảm nhất. Nhiều người sẵn sàng hy sinh mạng sống vì niềm tin tôn giáo của mình. Có người nhân danh niềm tin tôn giáo của mình để bách hại và triệt tiêu niềm tin của người khác.

Con chim xa tổ

Báo điện tử “Dân Trí” số ra ngày 11-5-2014 đăng tin nóng sốt sau đây:  “Sáng nay, một người H’Mông lưu lạc sang Pakistan về đến Việt nam”. Bản tin viết tiếp, “Lãnh đạo Ủy Ban Nhân Dân huyện Mèo Vạc, Hà Giang vừa thông báo, vào lúc 10 gi sáng 11/5 anh Vừ Già Pó về đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội trên chuyên cơ mang số hiệu TG 560 của hãng Hàng không Thái Lan, sau hành trình lưu lạc 5 ngàn 800 km tới Pakistan”.

Đọc Nguyễn Hiến Lê, nhớ về Việt Nam

Nguyễn Hiến Lê viết cuốn “Bài học Israel” với một ý muốn là người Việt Nam học được tinh thần “Kibboutz” của đất nước này để trở nên một đất nước độc lập và phú cường. Cuốn sách của Nguyễn Hiến Lê cho chúng ta thấy tấm gương của một dân tộc, tưởng đã mất cả  gốc, nhưng lập lại nước, chiến đấu cho sự sống còn chống lại các quốc gia lân bang, và  vươn lên trên trường quốc tế. Quốc gia đó là Israel. Cả mấy trăm năm nay, dù máu đã đổ không biết bao nhiêu mà kể, người Việt chúng ta vẫn chưa giải quyết được vấn đề cơ bản: đó là làm sao dẹp bỏ được mặc cảm tiểu nhược. Nguyễn Hiến Lê cho đọc giả thấy từ ông một tấm chân tình hiếm thấy trong một xã hội Miền Nam Việt Nam nhiễu nhương thời chiến loạn trước 1975, và lại càng hiếm thấy hơn trong một xã hội Việt Nam chỉ biết có tiền sau 1975. Vì tình yêu nước của Nguyễn Hiến Lê và công sức nghiên cứu của ông, tác giả bài viết này (Lê Anh Huy) đã hết sức kính mến tác giả Nguyễn Hiến Lê hồi ông còn sống và vẫn còn kính mến cả cho đến nay.

Pages

Subscribe to Hợp Tình Hợp Lý RSS