Error message

Deprecated function: implode(): Passing glue string after array is deprecated. Swap the parameters in drupal_get_feeds() (line 394 of /home3/thanhkin/public_html/hoptinhhoply.org/includes/common.inc).

Chào mừng quý đọc giả!

Quý vị đang viếng thăm trang nhà Hợp Tình Hợp Lý. Đây là nơi quý vị sẽ tìm thấy những bài viết bàn về những vấn đề khoa học, triết lý, phong tục và tôn giáo. Có thể có những bài động chạm đến những điều quý vị tin lâu nay và làm quý vị phật lòng. Tuy nhiên, xin quý vị đừng bỏ đi vội mà tốn chút thì giờ đọc chúng. Có thể một trong các bài này đem đến cho quý vị một cuộc cách mạng tâm linh và nhờ đó quý vị trở lại thờ phượng Đấng Tạo Hóa chăng? 

Chủ bút: Tiến sĩ Lê Anh Huy

Truyền thuyết con rồng cháu tiên

Thánh Kinh dạy rằng Đức Chúa Trời đã bày tỏ hết mọi chuyện có thể biết được về Ngài cho nhân loại, trong đó có dân tộc Việt Nam (Rô-ma 1:19). Ngài đã đặt để trong lương tâm, tình cảm của mỗi dân tộc hình ảnh của Ngài, là Đấng Tạo Hóa, là chủ tể của muôn loài. Do đó, mặc dù không có ai dạy cho biết, người Việt Nam thời xưa cũng có những câu ca dao sau đây để bày tỏ sự hiểu biết của mình về Đức Chúa Trời hay “ông Trời”:

“Lấy của người giàu chia cho người nghèo”

1- Bất công xã hội:

Từ khi xã hội loài người được thành lập cho đến nay, nhân loại có một giấc mơ vẫn chưa thực hiện được: Đó là việc hình thành một xã hội trong đó không có người giàu cũng không có người nghèo. Người ta tin rằng vì sự phân bố của cải không đồng đều trong xã hội nên mới có nạn người giàu hiếp đáp người nghèo. Vì vậy, muốn có một xã hội bình đẳng cần phải tái phân bố của cải. Đó là tiêu chí của một một ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ trong chiến dịch bầu cử tổng thống vào năm 2008. Tiêu chí này nghe qua rất nhất bản, vì vậy nó thu hút rất nhiều người trong đó có cả Cơ-đốc nhân. (Thống kê hậu tuyển cử cho biết rằng có tới 50% Cơ-đốc nhân đã bầu cho ứng cử viên tổng thống này. Lẽ đương nhiên có nhiều điều thuận lợi về ông giúp ông thắng cử, tuy nhiên tính nhân bản của tiêu chí bình đẳng xã hội của ông là một yếu tố rất mạnh.)

Vô ngã

1- Dẫn nhập:

Triết lý nhà Phật đặt nền tảng trên chử Có: Có đau khổ, và được chấm dứt bằng một chử KHôNG: Vô ngã. Giác ngộ vô ngã là giải thoát. Do đó, trọng tâm của triết lý nhà Phật là giáo lý vô ngã. Giáo lý này cho rằng một bản ngã vĩnh hằng, bất biến chỉ là ảo giác và niềm tin vào sự hiện hữu của một bản ngã như vậy là căn nguyên của mọi đau khổ [1]. Niềm tin đó khuấy động nên sự ham muốn bảo vệ ngã và sự thù hận khi ngã bị xúc phạm. Ham muốn và thù hận là nguyên căn của những hành vi xấu; hành vi xấu tạo ra nghiệp xấu [2]; nghiệp xấu là động cơ giam hãm con người vào trong vòng luân hồi. Do vậy, sự vô minh (bị ảo giác về sự hiện hữu của một bản ngã) là nguyên nhân của sự đau khổ. Do đó muốn thoát ra khỏi sự đau khổ thì phải giác ngộ vô ngã. Ngộ vô ngã tức là nhập Niết Bàn, là khi vòng luân hồi ngừng quay. Điều này không có nghĩa rằng sự đau khổ không còn hiện hữu nữa khi nhập Niết Bàn, nhưng là chúng sanh (là quan sát viên của sự đau khổ) chấm dứt hiện hữu. Nhập Niết Bàn được ví như một ngọn đèn đã phụt tắt, như bánh xe ngừng quay, như trái bóng ngừng dội ngược lên trời.

Pages

Subscribe to Hợp Tình Hợp Lý RSS