Error message

  • Deprecated function: implode(): Passing glue string after array is deprecated. Swap the parameters in drupal_get_feeds() (line 394 of /home3/thanhkin/public_html/hoptinhhoply.org/includes/common.inc).
  • Deprecated function: The each() function is deprecated. This message will be suppressed on further calls in menu_set_active_trail() (line 2394 of /home3/thanhkin/public_html/hoptinhhoply.org/includes/menu.inc).

Đọc Nguyễn Hiến Lê, nhớ về Việt Nam

Nguyễn Hiến Lê viết cuốn “Bài học Israel” với một ý muốn là người Việt Nam học được tinh thần “Kibboutz” của đất nước này để trở nên một đất nước độc lập và phú cường. Cuốn sách của Nguyễn Hiến Lê cho chúng ta thấy tấm gương của một dân tộc, tưởng đã mất cả  gốc, nhưng lập lại nước, chiến đấu cho sự sống còn chống lại các quốc gia lân bang, và  vươn lên trên trường quốc tế. Quốc gia đó là Israel. Cả mấy trăm năm nay, dù máu đã đổ không biết bao nhiêu mà kể, người Việt chúng ta vẫn chưa giải quyết được vấn đề cơ bản: đó là làm sao dẹp bỏ được mặc cảm tiểu nhược. Nguyễn Hiến Lê cho đọc giả thấy từ ông một tấm chân tình hiếm thấy trong một xã hội Miền Nam Việt Nam nhiễu nhương thời chiến loạn trước 1975, và lại càng hiếm thấy hơn trong một xã hội Việt Nam chỉ biết có tiền sau 1975. Vì tình yêu nước của Nguyễn Hiến Lê và công sức nghiên cứu của ông, tác giả bài viết này (Lê Anh Huy) đã hết sức kính mến tác giả Nguyễn Hiến Lê hồi ông còn sống và vẫn còn kính mến cả cho đến nay.

Tuy nhiên, tác giả bài này thấy cần để đọc giả nhận ra một điểm cơ bản trong đời sống của đất nước và dân tộc Israel. Đất nước và dân tộc này không giống như bất cứ một quốc gia nào khác, kể cả Hoa Kỳ. Trong Thánh Kinh, quốc gia và dân tộc Israel (hay Do Thái) được Đức Chúa Trời gọi bằng “đất Ta” và ‘dân Ta.” Còn tất cả phần còn lại của thế giới (trong đó có cả Hoa Kỳ ) Đức Chúa Trời gọi là “các quốc gia” và “gentiles” (dịch là “dân ngoại”). Trước khi quốc gia Israel thành hình, dân Israel, tức là con cháu của Abraham đã bị làm nô lệ trong Ai Cập trong 400 năm. Sự khổ nhọc của họ nhắc Đức Chúa Trời về một lời hứa của Ngài với ông tổ Abraham của họ rằng từ Abraham sẽ thành hình một dân tộc vỹ đại trên thế giới. Vì lời hứa này, Đức Chúa Trời dấy lên cho họ một lãnh tụ, là ông Mô-se, trong tay chỉ có một cái gậy, dẫn dân tộc này thoát khỏi cảnh nô lệ đó. Mô-se là một lãnh tụ “bất khả kháng” vì ông chẳng muốn làm lãnh tụ chút nào! Trái lại, tại Việt Nam, chúng ta có quá nhiều người muốn làm lãnh tụ, nhưng không xứng đáng làm lãnh tụ, chứ có ít ai muốn làm binh nhì! (Những ai sống trong thập niên 60 tại Miền Nam, sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị ám sát thì thấy rõ điều này.) Còn những ai đã leo lên ghế lãnh tụ thì không bao giờ nhả cái mồi béo bở này đi như các nhà “lãnh đạo” Việt Nam hiện nay. (“Trong bụng của mỗi người Việt Nam có một ông quan” luôn luôn đúng.) Dù không muốn làm lãnh tụ, cuối cùng Mô-se cũng bị Đức Chúa Trời đặt vào thế không thể cưỡng lại, phải dẫn cả triệu người Isael bỏ Ai Cập để đi vào hoang mạc. Dân Israel cũng không anh hùng hơn người Việt Nam, vì sau khi đã được tự do rồi, họ muốn trở lại Ai Cập để thà làm nô lệ, nhưng được ăn những món ăn ngon của Ai Cập. Trong khi đó, người Việt chúng ta đã đổ không biết bao nhiêu là xương máu để thoát khỏi bàn tay của thực dân và đế quốc.

Lịch sử của Israel chỉ có hai đời vua (David và Solomon) gọi là hoành tráng, còn lại là phân chia, và ngoại thuộc. Lịch sử của quốc gia Israel chấm dứt vào khoảng năm 70 AD khi quân đội La Mã đánh sập thành Jerusalem và phân tán dân tộc Israel khắp toàn đế quốc. Biến cố này đã được chính Chúa Jesus tiên tri như là một lời báo trước cho sự trừng phạt mà Đức Chúa Trời dành cho “dân của Ngài” vì sự bất tín của họ. Gần hai ngàn năm sau, vào 1948, quốc gia này được tái lập trên mảnh đất cũ, dù nhỏ hơn “đất hứa” mà Đức Chúa Trời đã hứa với Mô-se. Chúng ta có thể gọi đây là án “tù treo” vẫn còn lơ lững trên đầu dân tộc này, vì họ bất tuân Đức Chúa Trời. Sự tái lập quốc của Israel, sự duy trì văn hóa và ngôn ngữ Hebrew khi dân tộc này bị phân tán trên toàn thế giới là một phép lạ đối với nhiều người.

Nhưng nếu một người đọc Thánh Kinh thì sẽ không ngạc nhiên vì Israel. Đây là một dân tộc cũng có những lúc yếu hèn như những dân tộc khác. Não bộ của họ không có nhiều chất xám hơn não bộ của người Việt Nam. Tầm vóc của họ trung bình. Đất của họ nhỏ hẹp và không nhiều tài nguyên. Nhưng đây là một dân tộc không thể bị đồng hóa, không thể bị diệt chủng, không thể bị hiếp đáp lâu ngày vì trong toàn thế giới, chỉ một mình nó có một vị trí đặc biệt trong mắt của Đức Chúa Trời. Chúng ta thấy rất rõ, trong lịch sử của nó, những khi nó “thành” là khi dân chúng tuân theo Đức Chúa Trời; những lúc nó “bại” là khi dân chúng bất tuân Đức Chúa Trời. Nhưng dù sống trong cảnh nô lệ vì một án phạt, vẫn luôn luôn có một nhóm nhỏ vẫn còn nhớ tới Đức Chúa Trời, và từ nhóm nhỏ này, Đức Chúa Trời gây dựng lại dân Ngài để thực thi lời hứa của Ngài dành cho tổ tiên của họ. Sự thành đạt của Israel không phải vì người Israel thông minh và dũng cảm hơn người Việt Nam, nhưng vì lời hứa của Đức Chúa Trời cho tổ tiên của họ. Nói cách khác, lời hứa của Đức Chúa Trời là nguyên nhân cho sự thông minh và dũng cảm của dân tộc Israel, dẫn đến sự  thành đạt của họ, chứ nếu Ngài không hứa lời đó, thì rất có thể dân tộc Israel cũng mang mặc cảm tự ti như người Việt Nam, nếu không nói là đất nước của họ có thể hoàn toàn biến mất trên mặt địa cầu.

Như vậy, nếu sự thành bại của Israel thật sự gắng liền với “tuân” và “bất tuân” với Đức Chúa Trời, thì người Việt, nếu muốn học Israel thì học cái gì? Lẽ đương nhiên các “lãnh tụ” Việt Nam cũng cần học tinh thần cần kiệm khiêm nhu như các lãnh tụ Ben-Zvi hay Ben-Gurion hay Moshé Dayan (điều này thực sự khó xẩy ra đối với tình trạng chính trị của đất nước Việt Nam hiện tại bằng sức của con người), nhưng người Việt chúng ta cần phải nắm chắc sự hiểu biết rằng động lực đàng sau sự thành bại của Israel không phải là sức con người mà là sức của Đức Chúa Trời. Nếu Ngài thương xót người Việt chúng ta, biết đâu mai sau sẽ có một Israel nữa tại Viễn Đông. 

Lê Anh Huy

Tiết mục: