Error message

Deprecated function: implode(): Passing glue string after array is deprecated. Swap the parameters in drupal_get_feeds() (line 394 of /home3/thanhkin/public_html/hoptinhhoply.org/includes/common.inc).

Văn Hóa & Xã Hội

Xã hội Việt Nam có cái gì tốt cái gì xấu? Làm thế nào duy trì cái tốt và cải thiện cái chưa tốt?


Nghe bài ca “Hai Mươi Năm” của Phan Văn Hưng

Hai mươi năm, sáng tác của Phan Văn Hưng do chính tác giả trình bày, là một bài ca não nuột của một người ly hương. Ngoài trừ những tiếng khóc kích thích lúc chào bài và kết bài, không có điểm nào về bài hát mà tôi không thích. Mới nghe hai câu đầu, lòng tôi đã bị đánh động, vì ngày nay, 38 năm sau ngày Miền Nam bị mất, 18 năm sau khi tác giả lần đầu tiên trình bày bài ca này, tôi xếp tôi vào khoảng giữa hai lớp người: “Đàn trẻ thơ nay đã lớn, và chàng trai nay đã già.” Hai câu đầu đem lại cho tôi hai nỗi buồn thấm thía: nỗi buồn ly hương và dấu vết thời gian. Nhiều bạn đồng đạo chê rằng tôi “đời” quá, nhưng làm sao đây khi tôi có hai quê hương, một quê hương trên thiên đàng, và một quê hương trên đất, mà quê hương nói sau đang còn trong xiềng xích. Hồn của một người cứ khắc khoải khi xa quê hương trên đất (Giê-rê-mi 22:27) nhưng linh của hắn không yên nghĩ khi chưa về được quê hương vĩnh hằng trên trời (Hê-bơ-rơ 11:16). Tôi không muốn ráng làm người “thánh” chỉ muốn làm người bằng xương bằng thịt, biết đau và biết buồn.

Đọc Nguyễn Hiến Lê, nhớ về Việt Nam

Nguyễn Hiến Lê viết cuốn “Bài học Israel” với một ý muốn là người Việt Nam học được tinh thần “Kibboutz” của đất nước này để trở nên một đất nước độc lập và phú cường. Cuốn sách của Nguyễn Hiến Lê cho chúng ta thấy tấm gương của một dân tộc, tưởng đã mất cả  gốc, nhưng lập lại nước, chiến đấu cho sự sống còn chống lại các quốc gia lân bang, và  vươn lên trên trường quốc tế. Quốc gia đó là Israel. Cả mấy trăm năm nay, dù máu đã đổ không biết bao nhiêu mà kể, người Việt chúng ta vẫn chưa giải quyết được vấn đề cơ bản: đó là làm sao dẹp bỏ được mặc cảm tiểu nhược. Nguyễn Hiến Lê cho đọc giả thấy từ ông một tấm chân tình hiếm thấy trong một xã hội Miền Nam Việt Nam nhiễu nhương thời chiến loạn trước 1975, và lại càng hiếm thấy hơn trong một xã hội Việt Nam chỉ biết có tiền sau 1975. Vì tình yêu nước của Nguyễn Hiến Lê và công sức nghiên cứu của ông, tác giả bài viết này (Lê Anh Huy) đã hết sức kính mến tác giả Nguyễn Hiến Lê hồi ông còn sống và vẫn còn kính mến cả cho đến nay.

Truyền thuyết con rồng cháu tiên

Thánh Kinh dạy rằng Đức Chúa Trời đã bày tỏ hết mọi chuyện có thể biết được về Ngài cho nhân loại, trong đó có dân tộc Việt Nam (Rô-ma 1:19). Ngài đã đặt để trong lương tâm, tình cảm của mỗi dân tộc hình ảnh của Ngài, là Đấng Tạo Hóa, là chủ tể của muôn loài. Do đó, mặc dù không có ai dạy cho biết, người Việt Nam thời xưa cũng có những câu ca dao sau đây để bày tỏ sự hiểu biết của mình về Đức Chúa Trời hay “ông Trời”:

Pages

Subscribe to RSS - Văn Hóa & Xã Hội