Error message

  • Deprecated function: implode(): Passing glue string after array is deprecated. Swap the parameters in drupal_get_feeds() (line 394 of /home3/thanhkin/public_html/hoptinhhoply.org/includes/common.inc).
  • Deprecated function: The each() function is deprecated. This message will be suppressed on further calls in menu_set_active_trail() (line 2394 of /home3/thanhkin/public_html/hoptinhhoply.org/includes/menu.inc).

Nghe bài ca “Hai Mươi Năm” của Phan Văn Hưng

Hai mươi năm, sáng tác của Phan Văn Hưng do chính tác giả trình bày, là một bài ca não nuột của một người ly hương. Ngoài trừ những tiếng khóc kích thích lúc chào bài và kết bài, không có điểm nào về bài hát mà tôi không thích. Mới nghe hai câu đầu, lòng tôi đã bị đánh động, vì ngày nay, 38 năm sau ngày Miền Nam bị mất, 18 năm sau khi tác giả lần đầu tiên trình bày bài ca này, tôi xếp tôi vào khoảng giữa hai lớp người: “Đàn trẻ thơ nay đã lớn, và chàng trai nay đã già.” Hai câu đầu đem lại cho tôi hai nỗi buồn thấm thía: nỗi buồn ly hương và dấu vết thời gian. Nhiều bạn đồng đạo chê rằng tôi “đời” quá, nhưng làm sao đây khi tôi có hai quê hương, một quê hương trên thiên đàng, và một quê hương trên đất, mà quê hương nói sau đang còn trong xiềng xích. Hồn của một người cứ khắc khoải khi xa quê hương trên đất (Giê-rê-mi 22:27) nhưng linh của hắn không yên nghĩ khi chưa về được quê hương vĩnh hằng trên trời (Hê-bơ-rơ 11:16). Tôi không muốn ráng làm người “thánh” chỉ muốn làm người bằng xương bằng thịt, biết đau và biết buồn.

Dù biết buồn, nhưng tôi không thích tiếng khóc kích thích chào bài và kết bài vì nhiều khi ta buồn mà ta không muốn khóc vì khi khóc nỗi buồn sẽ trôi đi mất, chẳng còn lại gì cho ta để ấp ủ. Về mặt kia, có nhiều khi ta khóc không phải vì buồn thật mà khóc vì bị đặt trong một cảnh huống tang thương và mọi người khác đang khóc. Tỉ dụ như khi đám ma, khi thấy mọi người khóc, ta cũng muốn khóc theo, mặt dù ta chẳng có liên hệ máu huyết nào với người mới qua đời. Nhưng cũng có nhiều ta buồn ta vẫn khóc như những người lưu đày Do-thái đã khóc trong xứ lạ quê người trong một bài Thi Thiên mà tôi dịch thoát ý từ tiếng Anh sau đây:

By the rivers of Babylon,

There we sat down and wept,

When we remembered Zion.

Upon the willows in the midst of it

We hung our harps.

For there our captors demanded of us songs,

And our tormentors mirth, saying,

“Sing us one of the songs of Zion.”

How can we sing the Lord’s song

In a foreign land?

If I forget you, O Jerusalem,

May my right hand forget her skill.

May my tongue cling to the roof of my mouth

If I do not remember you,

If I do not exalt Jerusalem

Above my chief joy.

(Psalm 137)

Cạnh dòng sông Ba-by-lôn,

Ta ngồi và ta khóc,

Khi ta nhớ về Xi-giôn.

Trên cành cây dương liễu,

Ta treo hạc cầm của ta.

Vì cai tù buộc ta hát,

Và kẻ đọa đày đòi ta cười, bảo rằng:

“Hát cho ta một bài Xi-giôn.”

Làm sao ta có thể ca bài của Chúa

Trong một đất xa lạ?

Nếu ta quên được em, ôi Giê-ru-sa-lem,

Thì cánh tay phải của ta hết cử động.

Thì lưỡi ta dính vào nóc họng của ta

Nếu ta không nhớ em,

Nếu ta không tôn em lên

Trên cả niềm vui lớn nhất của ta.

(Thi thiên 137) 

Người lưu đày Do-thái cũng khóc vì nhớ quê hương Xi-giôn của họ, như người tị nạn Việt Nam nhớ quê hương của mình. Nhưng cái khác giữa hai loại người là trong tiếng khóc của người lưu đày Do-thái có Đức Chúa Trời. Nguyễn Hiến Lê trong Bài Học Israel viết về điều này như sau: ‘Những ngày lễ lớn, người Do Thái nào cũng khấn: “Vì chúng con có tội lỗi nên Chúa đày chúng con ra khỏi quê hương, ôi Chúa của chúng con, Chúa của tổ tiên chúng con, xin Chúa chí nhân, chí từ nhủ lòng thương chúng con mà đưa những kẻ phiêu bạt khắp nơi về quê hương chúng con: xin Chúa gom tất cả những kẻ bị đầy khắp bốn phương trời lại Sion, tại Jérusalem nơi có đền thờ của Chúa”. “Sang năm về Jérusalem!” Lòng kiên nhẫn và tin tưởng của họ thật cảm động…Những kẻ bị giam trong các ghetto, các mellah ở Âu, ở Á, lại càng tưởng tượng thêm cảnh Thiên đường ở Đất Thánh, và lời ca não nuột của họ lại văng vẳng lên trong ngõ hẻm, trên đồng cỏ, trên bờ sông:

Trên bờ sông Babylone
Chúng tôi ngồi khóc than
và nhớ Sion!’

Giê-ru-sa-lem là điểm hẹn của những người lưu đày Do-thái vì tại đây có đền thờ Đức Chúa Trời. Giê-ru-sa-lem chính trọng tâm của đời sống tâm linh của những người Do-thái trung tín, dù đang đi đày ở xứ lạ vẫn nhớ về quê hương, tại đó có dấu chứng của Đức Chúa Trời. Do vậy chính Đức Chúa Trời là “hồn” của thiểu số người Do-thái trung tín này. “Hồn” ấy giữ cho họ sống được trong những môi trường nghiệt ngã nhất.

Tiếng đàn guitar và lời ca của Phan Văn Hưng tiếp tục:

Người còn yêu hãy còn nhớ, phải vượt qua những bến bờ
Phải tìm sâu trong hồn nước, những thoi thóp những mong chờ.
Người còn tha thiết núi sông, thì sẽ thấy cơn mưa nguồn
Để lặn lội vẫn đi tìm, sẽ thấy đường dấu quê hương.

Tôi hiểu ra rằng người lưu đày Do-thái cũng đã có thể bảo nhau: Ai còn yêu Xi-giôn hãy ráng mà sống, phải vượt qua những đe dọa chết chóc, những tra tấn, ngược đãi trong những trại giam, những ghetto, mới có hy vọng trở về Giê-ru-sa-lem. Ai còn tha thiết với Xi-giôn, thì sẽ thấy được cơn mưa đầu mùa tại đó; ai vẫn còn khắc khoải với Giê-ru-sa-lem thì sẽ tìm được dấu về. Tôi nhận ra một điều nữa lòng yêu quê hương của dân tộc nào cũng giống nhau, duy chỉ dân tộc Do-thái có Đức Chúa Trời là trọng tâm của đời sống tâm linh của họ. Chính Ngài là nguồn cảm hứng cho cả cuốn Thánh Kinh trong đó có Thi Thiên 137. Cũng chính Ngài giữ cho câu chào “Sang năm về Jerusalem” vẫn còn ấm từ năm này qua năm khác trong cuộc sống lưu đày của dân tộc Do-thái cho đến khi Đức Chúa Trời bẻ xiềng xích tù đày và đem họ trở về Đất Hứa.

“Hồn nước” của người Việt Nam là ai? Cầu xin đó chính là Đức Chúa Trời! Cầu xin cho người Việt ly hương không những chỉ biết khắc khoải khi xa quê hương Việt Nam, nhưng còn biết trông mong được về quê hương trên trời.

Lê Anh Huy        

(08-2013)

Tiết mục: