Error message

  • Deprecated function: implode(): Passing glue string after array is deprecated. Swap the parameters in drupal_get_feeds() (line 394 of /home3/thanhkin/public_html/hoptinhhoply.org/includes/common.inc).
  • Deprecated function: The each() function is deprecated. This message will be suppressed on further calls in menu_set_active_trail() (line 2394 of /home3/thanhkin/public_html/hoptinhhoply.org/includes/menu.inc).

Đạo của Đức Chúa Trời nhập thế hay xuất thế

Đạo nhập thế là đạo đi vào đời; đạo xuất thế là đạo không dính dáng tới đời.

Đạo của Đức Chúa Trời là Đạo nhập thế hay xuất thế? Câu trả lời cho câu hỏi này là Đạo của Chúa cả xuất thế lẫn nhập thế tùy theo bình diện cứu xét. Trên bình diện Xác Thịt, câu trả lời là Xuất Thế; nhưng trên bình diện Tình Thương câu trả lời là Nhập Thế.

Đạo của Đức Chúa Trời xuất thế (hay không dính dáng với đời) trên bình diện Xác Thịt là gì? Nghĩa là người theo Đạo của Chúa không tranh dành với người đời về chức tước, bằng cấp, tiền bạc, gia tài, của cải; không cải cọ, không dành ăn, không dành thắng; không mê tín dị đoan, không say sưa, cờ bạc, không đa hôn. Người theo Đạo của Chúa không ghim gút, trả thù mà phải tha thứ cho người có tội với mình. Người theo Đạo của Chúa không sống theo vật chất mà trông vào ơn điển của Đức Chúa Trời. Tâm trí của người theo Đạo của Chúa không luồng theo đám đông, theo văn hóa và phong tục của nơi mình đang sống, mà phải đổi mới để sống đẹp lòng Đức Chúa Trời. 

Đạo của Đức Chúa Trời nhập thế (tức là có đi vào đời) vì Tình Yêu Thương đồng loại, kẻ mà Thánh Kinh gọi là "người hàng xóm." Người theo Đạo của Đức Chúa Trời ban áo cho kẻ rét, cơm cho kẻ đói, nước cho kẻ khát, băng bó cho người bị thương, chăm sóc người góa bụa, thương xót kẻ mồ côi. Người theo Đạo của Chúa gióng lên tiếng nói của mình để binh vực kể bị bức hiếp, để bảo vệ lẽ thật, giương cao công lí và lẽ công bằng. Trong xã hội, người theo Đạo của Chúa là công dân tôn trọng pháp luật, nếu pháp luật của quốc gia đương tại thuận theo luật pháp của Đức Chúa Trời; thành thật trong cách làm ăn, đóng thuế đầy đủ cho chính quyền, có bổn phận công dân với quốc gia của mình. 

Để minh họa Đạo của Chúa nhập thế như thế nào, Đức Chúa Giề-su kể một câu chuyện. Có một người "thánh khiết" nọ đi trên đường thấy mốt người bị thương vì bị kẻ cướp trấn lột, sắp chết nằm bên đường. Ông ta bỏ lờ người khốn khổ đó vì cho rằng mình đang đi thi hành nghĩa vụ "thánh." Sau đó, có một người lái buôn nọ đi qua, thấy người bị thương. Ông bèn dừng lại để băng bó tạm cho người này, rồi đặt hắn trên lưng lừa và chở tới một quán trọ gần đó. Thương nhân đó nhờ ông chủ quán chăm sóc cho người này và rồi tính toán toàn bộ phí tổn để ông hoàn bù (Thánh Kinh, Sách Lu-ca 10:25-37). Đức Chúa Giê-su dạy rằng, "người hàng xóm" là người có thể chúng ta không quen biết trước, tình cờ gặp gỡ trên đường đời của mình. Khi thấy "người hàng xóm" trong tình trạng dở sống dở chết như vậy, chúng ta dừng lại cứu giúp. Đó là cách đem Đạo của Chúa vào đời. Không ai có thể viện cớ là chúng ta đang đi làm việc "thánh" để phủi tay không giúp đỡ người goá bụa, kẻ mồ côi, người tàn tật, kẻ bị hiếp đáp, người bị trù dập, người đói, người khát, người chịu rét, kẻ bị đoạ đày. Trong câu chuyện minh họa này, người "thánh" đó đã không làm rạng danh của Đức Chúa Trời trước mặt mọi người. Người đi buôn nọ, mặc dù không xưng mình là người của Chúa, đã làm sáng danh Chúa vì nghĩa cử của mình. Yêu người là một trọng tâm của Thánh Kinh, vì Đức Chúa Giề-su có dạy rằng toàn bộ luật pháp của Đức Chúa Trời dựa trên hai điều: "Điều lớn nhất là yêu Đức Chúa Trời với hết cả trái tim, hết cả hồn và hết cả trí; và điều thứ hai là yêu người hàng xóm như chính mình."

Trong văn chương bình dân của Việt Nam có nhiều câu dân gian tương tự như vế thứ hai của câu dạy của Đức Chúa Giề-su bên trên. Tỉ dụ như: "Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn." Hay là: "Thương người như thể thương thân." Tuy nhiên, những lời giáo huấn bình dân này hiện nay không còn ai nhắc đến. Trong một xã hội tư bản dã man như xã hội Việt Nam hiện nay, con người giết nhau để sống. Chính quyền bịt miệng, bỏ tù và đánh đập có khi tới chết những người bất đồng chính kiến. Đảng cầm quyền cho người ngoại quốc xả thải hóa chất ra biển làm chết sinh thái biển bất kể ngư dân có kế sinh nhai khác hay không. Con buôn lừa đảo người mua, tỉ dụ như làm hàng giả, cân sai, dùng hóa chất để kích thích trái cây chín cho mau, tẩm hóa chất vào thịt thối cho có vẻ tươi. Đây là những hành động giết người của những kẻ gọi nhau là bà con. Cả nước Việt Nam là nạn nhân của nhau nhưng khốn thay, toàn bộ xã hội đều dung túng những hành động độc ác này, vì nói đến chúng là "làm chính trị" mà không ai muốn "làm chính trị" cả. Thoảng qua, thì nghe rất "thánh" nhưng nghiệm lại, bình diện Xác Thịt và Tình Thương bị đảo lộn: Một người càng ít tình thương bao nhiêu thì rất sợ phải xắn tay áo để giúp kẻ bị nạn, hoặc nói thay cho người bị áp bức. Do đó, đạo đức xã hội càng ngày càng bị băng hoại để mọi người dẫn nhau vào cái chết chung không tránh được. Đức Chúa Trời ôi! Ai là người có cả tình thương và công chính đứng lên để dẫn giắt dân này?

Người theo đạo của Đức Chúa Trời phải có khôn ngoan để biết trong trường hợp nào mình phải đem đạo của Chúa vào đời, và khi nào đem đạo của Chúa ra khỏi đời; như Chúa Giề-su, có khi Ngài chan hòa vào đám đông, có khi Ngài rút lui khỏi đám đông. 

Lê Anh Huy

 

Tiết mục: