Đức Chúa Trời
Chân-Giả luận
Khoa Học & Triết Lý
Văn Hoá & Xã Hội
Bói quẻ, xin xăm, đoán chữ (hoặc chiết tự) là những trò chơi, không khác gì các trò chơi như thò lò, bông vụ; may thì trúng, rủi thì sai, không có gì đảm bảo. Có khi bói ra tốt nhưng sự việc lại xảy ra xấu, có khi đoán việc lành mà thành ra dữ. Khi nào tình cờ không ứng nghiệm thì đổ lỗi cho thần không giáng. Tại sao chúng ta không nghĩ rằng bói một trăm lần, chắc cũng có vài lần trúng? Cũng như người chưa biết bắn, tập bắn cả ngày, thế nào cũng bắn trúng một vài phát. Đó không phải là bắn giỏi mà đó chỉ là sự ngẫu nhiên mà thôi.
Xưa kia, Khuất Nguyên đến xin Thiềm Doãn một quẻ bói. Ông Thiềm Doãn liền nói rằng: “Cái thước có chỗ ngắn, cái tấc có chỗ dài, vật có chỗ không đủ, trí có chỗ không sáng, số có chỗ không kịp, thần có chỗ không thông. Cứ dùng theo lòng ông, làm theo theo đạo của ông, rùa và thỏ không biết việc ấy.”
Xem như thế, người xưa vốn biết bói quẻ là vô ích. Việc xin xăm cũng như thế. Xin xăm có khi linh, cũng có khi không linh. Đấy là do tình cờ, không phải do ông tiên, ông thần nào cả. Người nào tin điều ấy, chẳng những không ích lợi gì mà lại còn có hại nữa. Còn đa số những kẻ đoán chữ đều nghèo, không có sinh kế, nên sa vào nghề lừa gạt người. Họ mưu lợi cho người khác mà không mưu lợi được cho bản thân mình. Nếu có ai gạn hỏi cho đến khi họ không giải thích được nữa, thì họ nói rằng: “Tôi vẫn biết là thuật lừa dối, nhưng vì nhà nghèo, không dừng được mà phải mưu sinh bằng nghề này.” Ôi! Người đời sao không nghe lời ấy mà tỉnh ngộ?