Đức Chúa Trời
Chân-Giả luận
Khoa Học & Triết Lý
Văn Hoá & Xã Hội
Đức Chúa Giê-xu có một lần phán với các môn đệ của Ngài: “Các ngươi luôn luôn có người nghèo…” (Thánh Kinh, Mác 14:7). Phán như vậy, Ngài khẳng định giàu nghèo là một thực tế trong mọi xã hội loài người. Tuy vậy, đã có nhiều người nổ lực đi ngược lại thực tế này. Cụ thể là đầu thế kỷ 20, phong trào cộng sản trổi lên với khẩu hiệu “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, “bình đẳng xã hội” v.v. và kết quả là có khoảng cả trăm triệu người, cả người giàu lẫn người nghèo, bị các chính phủ cộng sản như Liên Xô, Trung Hoa, Việt Nam, Campuchia, v.v. trên thế giới giết. Tại nước Mỹ, từ đời tổng thống Roosevelt đến nay, chính phủ Mỹ đã chi tổng cộng hàng trăm ức (một ức bằng một ngàn tỉ) Mỹ kim nhưng tỉ lệ giàu nghèo ở nước Mỹ vẫn không cải thiện đáng kể.
Như vậy, nghèo chỉ có thể giảm nhưng không xoá được. “Giảm” ở đây không có nghĩa là giảm tỉ lệ người nghèo người giàu, nhưng là giảm (relief) sự đau khổ và thiếu thốn do tình trạng nghèo đói đem đến. Để giảm nghèo, Đức Chúa Trời dạy dân tộc Do-thái cách thức như sau:
“Bây giờ khi các ngươi gặt mùa của đất của các ngươi, ngươi không được gặt đến tận các rìa của cánh đồng của mình, cũng không được gom các đồ mót của mùa gặt của mình. Ngươi cũng sẽ không được mót vườn nho của mình, ngươi cũng sẽ không được gom trái nho rơi rụng của vườn nho của mình; ngươi sẽ để chúng lại cho người thiếu thốn và cho người xa lạ. Ta là GIA-VÊ Chúa TRỜI của các ngươi.” (Thánh Kinh, Lê-vi 19.9-10)
Từ lời dạy này, chúng ta rút ra bài học quan trọng như sau:
Ruộng vườn mà chúng ta nghĩ là chúng ta sở hữu không thuộc chúng ta hoàn toàn. Chúng ta không được vơ vét từ bờ ruộng này tới bờ ruộng kia mà phải chừa lại một chút cho người nghèo thu hoạch. Chúng ta cũng không được mót sạch sẽ mùa gặt của chúng ta mà phải chừa là cho người nghèo mót. Trong xã hội công nghiệp ngày nay, bài học này cũng áp dụng được cho những người không thu lợi tức từ ruộng vườn mà từ thương nghiệp hay việc làm: Nghĩa là lợi tức mà chúng ta kiếm được không thuộc chúng ta hoàn toàn; nghĩa vụ của chúng ta là dùng phần lương tiền đó để giúp đỡ người thiếu thốn. Cụ thể là chúng ta có thể trích một phần lợi tức hay cống hiến đồ dùng cũ còn xài được để đóng góp cho các cơ quan từ thiện. Chúng ta có thể cho người vô gia cư tiền trực tiếp hay phục vụ họ một bữa ăn. Chúng ta có thể nhận nuôi con nuôi, hay bảo trợ trẻ mồ côi hay trẻ nghèo. Chúng ta có thể kiếm việc làm cho người thất nghiệp. Chúng ta có thể thuê một người làm một công việc vặt mà chúng ta có thể làm được để giúp người đó gia tăng lợi tức của hắn, v.v.
Kết luận:
Tình trạng nghèo đói luôn luôn có trong xã hội loài người mọi thời. Thực tế chứng minh nổ lực xóa bỏ giàu nghèo để “bình đẳng xã hội” thật ra chỉ là một chiêu bài mà kết quả có thể rất là khủng khiếp. Chúng ta giảm nghèo bằng cách tùy tâm cống hiến một phần lợi tức của chúng ta để cứu giúp người nghèo theo lời Thánh Kinh dạy dỗ.
Lê Anh Huy