Đức Chúa Trời
Chân-Giả luận
Khoa Học & Triết Lý
Văn Hoá & Xã Hội
1- Bất công xã hội:
Từ khi xã hội loài người được thành lập cho đến nay, nhân loại có một giấc mơ vẫn chưa thực hiện được: Đó là việc hình thành một xã hội trong đó không có người giàu cũng không có người nghèo. Người ta tin rằng vì sự phân bố của cải không đồng đều trong xã hội nên mới có nạn người giàu hiếp đáp người nghèo. Vì vậy, muốn có một xã hội bình đẳng cần phải tái phân bố của cải. Đó là tiêu chí của một một ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ trong chiến dịch bầu cử tổng thống vào năm 2008. Tiêu chí này nghe qua rất nhất bản, vì vậy nó thu hút rất nhiều người trong đó có cả Cơ-đốc nhân. (Thống kê hậu tuyển cử cho biết rằng có tới 50% Cơ-đốc nhân đã bầu cho ứng cử viên tổng thống này. Lẽ đương nhiên có nhiều điều thuận lợi về ông giúp ông thắng cử, tuy nhiên tính nhân bản của tiêu chí bình đẳng xã hội của ông là một yếu tố rất mạnh.)
Ứng cử viên tổng thống này không phải là người duy nhất tin vào sự tái phân bố của cải xã hội. Có một triết gia kiêm xã hội học gia, kiêm sử gia, kiêm kinh tế gia, kiêm chính trị học gia người Đức vào thế kỷ 19 cũng tin vào sự tái phân bố của cải trong xã hội. Vào thời của ông, các nước Tây phương bắt đầu kỷ nghệ hoá nên chưa có luật lệ xã hội bảo đảm cho quyền lợi của công nhân như bây giờ. Vì vậy, công nhân phải làm việc nhiều giờ với đồng lương chết đói, không quyền lợi, không luật bảo đảm an toàn, v.v. Tình trạng này làm nhiều người bất mãn trong đó có triết gia người Đức nói trên.
Triết gia này nhìn thấy có hai loại người trong xã hội: người giàu và người nghèo. Theo ông, người giàu lợi dụng, bốc lột, đàn áp người nghèo. Người nghèo còng lưng làm việc cho người giàu nhưng chỉ nhận được một đồng lương chỉ đủ để có thể tiêu thụ sản phẩm do mình tạo ra. Vì thế, người giàu thì càng ngày càng giàu, và người nghèo càng ngày càng nghèo. Hố phân cách giữa giàu và nghèo càng ngày càng rộng và sâu. Đây là tiên đề cho sự tranh cạnh về của cải, là đầu mối cho chiến tranh trên thế giới. Lối giải quyết cho vấn đề lớn của nhân loại này, theo triết gia người Đức là người cùng đinh đứng dậy để lật đổ người cai trị, cũng là người giàu có, để dành lấy quyền cai trị. Khi đã nắm quyền bính trong tay, người nghèo mới có thể xây dựng một xã hội bình đẳng trong đó mọi người làm “tùy sức mình” nhưng hưởng của cải vật chất của xã hội bao nhiêu cũng được! Đây là một giấc mơ “cao cả” nhưng đã biến thành một cơn ác mộng, vì nó mà hằng chục triệu người đã bị giết trong các cuộc chiến tranh ý thức hệ, nhiều người khác bị tù đày, giam cầm, trấn áp, tra tấn, giết hại, v.v. vì bị xem là “giàu,” hàng triệu người phải bỏ quê hương mà đi để lập lại cuộc đời tại các xứ khác. Đó là chưa kể trong xã hội đã có cuộc lật đổ “giàu nghèo” này, nền kinh tế quốc gia suy sụp, dẫn đến nạn đói kém như Bắc Hàn hiện nay vì tầng lớp biết làm ăn buôn bán (nên giàu) bị trù dập, trấn áp, và diệt bỏ.
Khi nhận thấy công cuộc xây dựng một xã hội “công bằng” bằng cách lật đổ “người giàu” đã thất bại, các quốc gia làm thí nghiệm “lật đổ người giàu” quay lại với hình thức kinh tế đã có từ khi nền văn minh của nhân loại ló dạng. Đó là nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, vì quốc gia đó đã trải qua một thời kỳ kinh tế tập trung, nên nền kinh tế thị trường trong môi trường mới không hoàn toàn tự do. Lý do là vì trong một xã hội đã đi qua một cuộc “nghèo lật đổ giàu” như vậy, thành phần “giàu” mới là những người đã có quyền lực chính trị. Họ có quyền ra lịnh để vốn liếng của quốc gia đổ vào công ty của họ. Còn những thương gia khác phải cạnh tranh với các ông “khổng lồ” chỉ bằng vốn liếng của mình mà không có thế lực chính trị giúp sức. Do đó, bất công xã hội đã biến dạng từ hình thức “giàu nghèo” trong xã hội cũ, sang hình thức “có quyền và không quyền” trong xã hội mới. Trong xã hội cũ, người giàu cai trị người nghèo, nhưng trong xã hội mới, kẻ cai trị sẽ có tiền vì đã có quyền. Có người cãi rằng đàng nào cũng tới La-mã: Giàu trước rồi có quyền sau, hay có quyền trước rồi giàu sau thì đàng nào tiền và quyền cũng vào tay một người. Tuy nhiên, nếu nhìn kỷ lại thì hai con đường này không giống nhau. Đó là vì tích lũy của cải do có quyền trước không do công khó làm ăn mà do sự lạm dụng quyền lực chính trị. Bất công xã hội chẳng được giải quyết mà lại càng tệ hại thêm.
2- Giải quyết hố ngăn giàu nghèo theo Thánh Kinh:
Tại sao lại có thảm cảnh xã hội như trên? Đó là vì loài người không biết đến chân lý của Đức Chúa Trời. Sau đây chúng tôi xin trình bày những gì Thánh Kinh dạy về cách giả quyết hố ngăn giàu nghèo trong xã hội.
“Ngươi chớ trộm cướp.
Ngươi chớ tham nhà kẻ lân cận ngươi, cũng đừng tham vợ người, hoặc tôi trai tớ gái, bò, lừa, hay là vật chi thuộc về kẻ lân cận ngươi.” (Xuất Ê-díp-tô ký 20:15, 17)
Tái phân bố của cải vật chất trong xã hội theo kiểu “Rô-bin-hút” mới nghe có vẻ nhân bản, nhưng về bản chất là ăn cắp, là trộm cướp theo mức độ xã hội. Không một ai, kể cả chính quyền được phép “lấy của người giàu chia cho người nghèo” cả. Ăn cắp dù ở mức độ nào cũng bị Đức Chúa Trời đoán phạt.
Chính quyền được phép của Đức Chúa Trời đánh thuế công dân: “Ấy cũng bởi lẽ đó mà anh em nộp thuế…” (Rô-ma 13:6), không phải với mục đích “lấy của người giàu chia cho người nghèo” nhưng vì phúc lợi của toàn xã hội như xây đường xá, bịnh viện, cầu cống, v.v. tức là những công trình mọi người dùng chung.
Khi đã hiểu rằng trong xã hội luôn luôn có người giàu và người nghèo thì người giàu hơn nên đối xử với người nghèo hơn mình như thế nào? Việc luôn luôn có người nghèo không cho phép kẻ giàu có hiếp đáp người nghèo khổ. Ngược lại, trên bình diện cá nhân, người “giàu” nên:
Còn đối với chính quyền:
Chính quyền là trọng tài cho sự làm ăn giữa các thành phần trong xã hội. Chính quyền là người bảo vệ cho sự làm ăn hợp pháp giữa các đối tác. Chính quyền không nên cạnh tranh thương mãi với cá nhân. Chính quyền không nên là Rô-bin-hút, vì người này theo định nghĩa là kẻ cắp.
3- Kết luận:
Trong xã hội loài người, luôn luôn có người giàu và người nghèo. Người có nhiều của không được phép áp bức, bốc lột người ít của cải hơn mình. Làm giảm bớt cách biệt giữa giàu và nghèo bằng sự dâng hiến rộng rãi và tự nguyện của cá nhân chứ không bằng áp lực của kẻ mạnh và của đám đông. Quốc gia nào “lấy của người giàu chia cho người nghèo” theo kiểu Rô-bin-hút thì quốc gia đó chỉ đem tai vạ và đổ vỡ đến cho dân mình mà thôi. Chính quyền của một quốc gia phải bảo vệ quyền sở hữu của mọi người, bảo đảm công bằng cho mọi người, tưởng thưởng người làm ăn chân chính và trừng phạt kẻ làm ăn phi pháp.
Lê Anh Huy