Error message

  • Deprecated function: implode(): Passing glue string after array is deprecated. Swap the parameters in drupal_get_feeds() (line 394 of /home3/thanhkin/public_html/hoptinhhoply.org/includes/common.inc).
  • Deprecated function: The each() function is deprecated. This message will be suppressed on further calls in menu_set_active_trail() (line 2394 of /home3/thanhkin/public_html/hoptinhhoply.org/includes/menu.inc).

Vô ngã

1- Dẫn nhập:

Triết lý nhà Phật đặt nền tảng trên chử Có: Có đau khổ, và được chấm dứt bằng một chử KHôNG: Vô ngã. Giác ngộ vô ngã là giải thoát. Do đó, trọng tâm của triết lý nhà Phật là giáo lý vô ngã. Giáo lý này cho rằng một bản ngã vĩnh hằng, bất biến chỉ là ảo giác và niềm tin vào sự hiện hữu của một bản ngã như vậy là căn nguyên của mọi đau khổ [1]. Niềm tin đó khuấy động nên sự ham muốn bảo vệ ngã và sự thù hận khi ngã bị xúc phạm. Ham muốn và thù hận là nguyên căn của những hành vi xấu; hành vi xấu tạo ra nghiệp xấu [2]; nghiệp xấu là động cơ giam hãm con người vào trong vòng luân hồi. Do vậy, sự vô minh (bị ảo giác về sự hiện hữu của một bản ngã) là nguyên nhân của sự đau khổ. Do đó muốn thoát ra khỏi sự đau khổ thì phải giác ngộ vô ngã. Ngộ vô ngã tức là nhập Niết Bàn, là khi vòng luân hồi ngừng quay. Điều này không có nghĩa rằng sự đau khổ không còn hiện hữu nữa khi nhập Niết Bàn, nhưng là chúng sanh (là quan sát viên của sự đau khổ) chấm dứt hiện hữu. Nhập Niết Bàn được ví như một ngọn đèn đã phụt tắt, như bánh xe ngừng quay, như trái bóng ngừng dội ngược lên trời.

2- Ngũ uẩn - Các thành phần của một kiếp:

Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ giáo. Ấn Độ giáo là một tôn giáo đa thần tin vào linh hồn hiện hữu. Khi một người chết linh hồn đi đầu thai vào một kiếp khác. Phật giáo chấp nhận thuyết luân hồi của Ấn Độ giáo nhưng bác bỏ linh hồn hiện hữu. Như vậy, theo Phật giáo, cái gì đã luân hồi từ kiếp này qua kiếp khác? Giáo lý nhà Phật chủ trương mọi vật là vô thường, và không tin có một linh hồn trường cửu hay một cái gì trường tồn, bất biến để chu du từ kiếp này qua kiếp khác. Hành vi xấu hay tốt trong một kiếp tạo nên nghiệp. Nghiệp lực tái sanh trong một cơ thể khác mà không cần có cái gì di chuyển từ kiếp nầy sang kiếp khác. Chúng sanh mới được sanh ra, không thể hoàn toàn là một, nhưng cũng không tuyệt đối khác hẳn với chúng sanh vừa chết, bởi vì cả hai cùng nằm trong một luồng nghiệp. Chỉ có sự liên tục của dòng đời, triền miên thay đổi, tiếp diễn trong một thể xác mới, bất di bất dịch, chuyển sang từ thể xác nầy sang thân khác [3].

Như vậy, nếu không có linh hồn thì một kiếp có các thành phần cấu trúc như thế nào? Theo giáo lý nhà Phật, chúng sanh được tạo thành bởi ngũ uẩn:

(1) Sắc uẩn (rùpa): Bao gồm tất cả các yếu tố vật chất của thực thể như tim, gan, xương, thịt, v.v.

(2) Thụ uẩn (vedanà): Khả năng tinh thần bao gồm ba loại cảm xúc: đau đớn, trung dung và sung sướng.

(3) Tưởng uẩn (sanjnà): Khả năng tinh thần để nhận biết chất lượng của vật thể.

(4) Hành uẩn (samskàra): Bao gồm ý chí, tình cảm, v.v.

(5) Thức uẩn (vijnàna): Là chìa khóa của trí khôn để nhận biết [4].

Đây là tất cả thành phần của một kiếp, và ngoài chúng ra chẳng có gì nữa cả. Khi một người chết đi và đầu thai vào kiếp sau sẽ có một ngũ uẩn mới sinh ra, không liên quan gì ngũ uẩn cũ. Cái gạch nối giữa hai ngũ uẩn chính là nghiệp lực, là động cơ thúc đẩy vòng luân hồi quay mãi. Còn trong vòng luân hồi là còn đau khổ. Trong luân hồi chúng sanh có thể đầu thai vào cõi thần tiên, người, súc vật và ngạ quỹ (theo trình tự từ cao xuống thấp) tùy theo nghiệp của mình. Luân hồi vẫn cứ tiếp diễn cho đến khi chúng sanh nhập Niết Bàn. Khi nhập Niết Bàn, chúng sanh ngừng hiện hữu, và do đó đau khổ không còn nữa. Điều này không có nghĩa là không có đau khổ trong Niết Bàn, nhưng là quan sát viên của sự đau khổ (tức là chúng sanh) ngừng hiện hữu. Khi không còn quan sát viên hiện hữu để ghi nhận đau khổ nữa, nó cũng ngừng hiện hữu. Do đó, Niết Bàn là KHôNG.

3- Vần đề của luân hồi - vô ngã:

Triết lý luân hồi - vô ngã bị những vấn đề căn bản:

3.1- Giáo lý Phật giáo cho rằng con thú cần phải tu hàng triệu triệu kiếp mới thành con người. Vì vậy luân hồi còn được gọi là thuyết tiến hóa của linh hồn (evolution of soul). Nếu thú vật biết tu hành để trở thành người thì tại sao lại có người ác độc hơn thú vật? Con thú gì đã tu thành Hitler, người đã giết hằng triệu dân Do Thái trong lò sát sinh? Con thú nào đã tu thành Pôn-Pốt, đạo diễn của cuộc thảm sát hàng triệu dân Cam bốt?

3.2- Tội ác của nhân loại càng gia tăng thì số người đủ tiêu chuẩn để đầu thai trở lại kiếp người càng giảm. Tại sao nhân loại đang đối diện với nạn nhân mãn?

3.3- Có lẽ con người cần tu thành động vật ăn cỏ thì giác ngộ nhanh hơn. Vì động vật ăn cỏ như bò, trâu, cừu chỉ biết ăn chay, làm lụng vất vả giúp con người, lại bị làm thịt để nuôi sống con người [5]. Con người có thể tu thành con chó, vì con chó trung thành với chủ chứ không phản phúc như con người.

3.4- Có một câu tuyên bố của Phật làm điên đầu các nhà Phật học. Đó là: Thiên thượng địa hạ duy ngã độc tôn [6] (trên trời dưới đất chỉ có Ta đáng được tôn thờ). Tại sao khi giác ngộ Niết Bàn, Phật tổ vẫn còn đề cập tới "Ta" (ngã)? Đã nhập Niết Bàn rồi mà còn "ngã" hay sao? Nếu ngã là ảo giác thì "Ta" đây là gì vậy? Nếu một trong các tiền kiếp của Phật là con thú thì "Ta" đây tượng trưng cho cái gì (người hay thú)?

3.5- Ai đã chia ra bốn cõi luân hồi? Ai đã đặt ra tiêu chuẩn để chúng sanh đi đầu thai vào một trong các cõi đó? Nếu KHôNG là chân lý, và tất cả chỉ là ảo giáo thì luật luân hồi là ảo giác hay thực thể?

3.6- Một thực thể ghi nhận một ảo giác hay ngược lại? Tỉ dụ một lữ hành đi trong sa mạc khát nước. Người ấy thấy đàng xa có một ốc đảo có một vũng nước nhỏ. Ai là ảo giác? Người lữ hành hay vũng nước?

3.7- Tương tự như thế, Thái tử Tất Đạt Đa trong khi thiền "giác ngộ được chân lý." Ai (thái tử hay chân lý vô ngã) là thực thể, ai là ảo giác?

4- Giáo huấn của Kinh Thánh:

Trong khi triết lý loài người lúng túng trước những câu hỏi sâu nhiệm về lẽ sống và lẽ chết của nhân loại, thì Kinh Thánh trả lời tất cả. Qua Kinh Thánh, Đức Chúa Trời mặc khải cho nhân loại biết có linh hồn bất biến. Linh hồn là vật thọ tạo của Đức Chúa Trời. Kinh thánh cũng dạy cõi đời này là vô thường. Nhưng Thiên Chúa muốn chúng ta thấy sự vô thường đó để hướng tấm lòng về cõi vĩnh hằng. Sự vĩnh hằng đã được gieo vào trong lương tri của con người như muốn chiếc áo mình bận cho lâu rách, chiếc xe mình đi cho lâu bền, trường sanh bất tử, v.v. Ngay cả bóng dáng của sự vĩnh hằng vẫn thấp thoáng trong triết lý nhà Phật: đó là khái niệm về thời gian vĩnh hằng. Thật ra, Kinh Thánh dạy dỗ chúng ta rằng chính thời gian cũng sẽ qua đi. Kinh thánh dạy:

"Cát bụi trở về cát bụi [chú thích: đây nói về vô thường],

và tâm linh trở về với Đức Chúa Trời là Đấng đã ban nó [đây nói về sự vĩnh hằng]" (Giáo Huấn 12:7)

Linh hồn trở về với Chúa, một là để hội họp với Nguồn Cội đã sinh ra nó, hai là để chịu phán xét. Trở về để làm gì thì tùy vào con người có ý hướng tìm kiếm Nguồn Cội của mình hay không. Tuy nhiên, con người chỉ được phép sống có một lần để có quyết định trở về với Thiên Chúa. Thiên Chúa đã mặc khải qua tiên tri của Ngài về một đời sống duy nhất và sự phán xét chung thẩm:

"Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét [chung thẩm]" (Hê-bơ-rơ 9: 27)

5- Kết luận:

Con người có một linh hồn bất biến, có một đời sống duy nhất. Sau khi chết, linh hồn trở về với Chúa, một là để hội họp với Ngài, hai là để chịu hình phạt đời đời do sự chối bỏ Đấng đã tạo ra mình.

Lê Anh Huy, Huỳnh Christian Timothy

Tài liệu tham khảo:

  1. Donald S. Lopez, The Story of Buddhism - A Concise Guide to Its History and Teachings, Harper San Francisco, p. 25 (2001)
  2. Ibid. p. 46-47
  3. Hòa thượng Narada, Đức Phật và Phật Pháp - Cái gì đi tái sanh? Lý Vô Ngã, (1980), Phạm Kim Khánh dịch Việt (1998), (http://www.saigon.com/~anson/uni/u-dp&pp/dp&pp29.htm)
  4. http://www.beyondthenet.net/dhamma/fiveAggregates.htm
  5. Nguyễn Huệ Nhật, Ai Chết Cho Ai, Ai Sống Cho Ai, mucsu.net, trg. 8 (2001)
  6. --------------------, Đối Thoại Với Một Phật Tử, xuất bản trong nước, trg. 10 (1998)