Đức Chúa Trời
Chân-Giả luận
Khoa Học & Triết Lý
Văn Hoá & Xã Hội
Sử ngoại ký là nghi sử thời đại của Trung Quốc, có ghi lại câu chuyện phỏng đoán như sau: Vua Hoàng Đế đắc đạo, cỡi rồng bay lên trời trường sinh bất tử. Và trong truyện Phong Thần viết: Ông Khương Thái Công đắc đạo thành tiên, điều khiển các thiên tiên và địa tiên.
Đến thời Tiền Hán, ông Trương Lương nhận thấy vua Cao Tổ hay nghi kỵ công thần, sợ họa đến mình nên lập kế ẩn tu nơi am cốc theo tiên. Các học giả thời đó nghĩ tình ông là bậc cố tri, lại thêm người đời đơm đặt chuyện Hoài Nam Tử luyện thuốc thành tiên, nên họ cùng viết ra truyện bát tiên lấy tên của tám người là: Hà Tiên Cô, Lý Thái Bạch, Trương Quả Lão, Tào Quốc Cựu, Lý Thiết Quái, Hàn Tương Tử, Lữ Đồng Tân, Hàn Chúng Ly. Những nhân vật này đều là người như chúng ta, cũng ăn, cũng làm, cũng sống, cũng chết, không có người nào trường sinh bất tử cả.
Có người hỏi rằng: Nếu không có tiên thì tại sao khi người ta cầu cơ, ông Lý Bạch giáng bút làm thơ với họ suốt đêm ngày?
Đáp: Chúng ta suy xét rộng một chút thì rõ việc người phụ đồng ứng cơ, hoặc giáng bút. Như tại vùng thôn quê, trong những đêm nhàn rỗi, có kẻ lớn người nhỏ, tụm ba tụm bảy lại mà sai roi, sai chổi, sai quạt, sai vung; có đồng tử đội khăn ngồi giữa, tứ phía có kẻ cầm hương, còn những người ngồi chung quanh đọc bài có vần, có nhịp, khi bổng, khi trầm, mùi hương phảng phất hòa quyện với tiếng ngâm nga lảnh lót lúc đêm vắng canh khuya. Cảnh vật này làm cho người ngồi đồng kinh khiếp, tinh thần mơ màng, rồi cử động khác thường một chút và hát lên một câu mà bình thường chưa từng hát.
Chúng ta thử nghĩ xem, vì Lý Bạch là người có linh hồn, nên họ cho rằng hồn ông ứng cơ. Còn những vật vô tri như cái quạt, cái vung, cái roi, cái chổi làm gì có linh hồn mà nhập xác phụ cơ? Thiết tưởng, việc cầu cơ chẳng qua chỉ là tà thuật lừa người chứ không có tiên, thánh nào áp phụ cho ai cả.